Sửa gọng kính bị rộng như thế nào?

Sửa gọng kính bị rộng như thế nào?

Chiếc kính mắt đã trở thành một vật bất ly thân của những người có các vấn đề về mắt như cận, viễn, lão, loạn….nên chắc chắn là nó phải vừa vặn vào khuôn mặt để giúp chúng ta thoải mái khi hoạt động. Nhưng với những người đeo kính lâu năm hoặc vì lý do ngoại lực tác động đến kính khiến cho gọng kính bị rộng gây nhiều cản trở trong sinh hoạt và công việc. Để khỏi mất công mang ra hiệu kính chỉ để sửa gọng kính bị rộng thì hôm nay mình sẽ bày cho các bạn 1 vài cách để sửa gọng kính bị rộng ngay tại nhà.  

Sửa gọng kính bị rộng, khó hay dễ?

Trước khi bắt đầu các cách để sửa gọng kính bị rộng tại nhà, các bạn cần hiểu chất liệu kính của mình, những cách bên dưới chỉ dành cho gọng kính kim loại hoặc chất nhựa dẻo. Đặc biệt các bạn cần phải đảm bảo rằng kính của mình là sản phẩm an toàn chất lượng, được mua tại cơ sở uy tín để tránh trường hợp khi đang sửa thì gọng kính gãy, hoặc mắt kính vỡ gây ra tổn thương cho chính chúng ta.

Điều này là hết sức quan trọng để tránh việc chúng ta chữa “lợn lành thành lợn què” lại còn mang vạ thêm thân vì vốn dĩ việc sửa gọng kính bị rộng là việc rất đơn giản và dễ làm.


Sửa gọng kính bị rộng có khó không?

Sửa gọng kính bị rộng như thế nào?

Khi kính mắt bị rộng, có 3 bộ phận của gọng kính mà chúng ta có thể tự tác động tại nhà:

  • Ve kính: là phần đỡ kính mắt ở sống mũi. Đôi khi chúng bị đè đẩy quá nhiều dẫn đến việc bị dãn ra hoặc xô lệch không ôm khớp vào sống mũi khiến kính hay bị rơi. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng đỡ 1 bên mắt kính và chỉnh lại ve kính bên mắt đó cho vừa với sống mũi, và làm tương tự với mắt còn lại. Cách này tự chúng ta sẽ chỉnh sao cho khít nhất với khuôn mặt mình.

Với những bạn sửa gọng kính bị rộng lại có ve kính bằng nhựa gắn với khung gọng kính luôn thì hãy chuyển sang cách sau nhé.

  • Đuôi càng kính: là phần gọng ôm lấy tai để đỡ kính. Các bạn ngâm 2 đuôi càng kính trong nước ấm 5-10 phút cho gọng mềm ra và đẩy nhẹ đuôi kính xuống khiến cho đường cong rõ hơn, gọng kính ôm lấy tai chặt hơn.


  • Cầu nối 2 mắt kính: là phần nối 2 mắt kính lại với nhau. Cách này chỉ áp dụng được với những bạn có cầu nối bằng kim loại. Cách làm là các bạn bẻ uốn cầu nối này cong hơn sẽ khiến cho gọng kính không bị choãi ra và rơi xuống.


Chúc các bạn sẽ tự sửa được chiếc kính cho phù hợp với khuôn mặt của mình nhé

Dù là những cách khá phổ biến và dễ làm nhưng dù vậy sửa gọng kính bị rộng tại nhà bạn cũng cần hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng uyển chuyển tránh việc gãy vỡ. Nếu nhiều lần thử không khiến gọng kính ôm vào mặt hơn thì lời khuyên là đã đến lúc các bạn nên đi thay một chiếc kính mới để tránh việc đeo kính rộng khiến mắt bị tổn thương.

Xem thêm: Nâng Tầm Phong Cách Cùng Mai Davika