+5 điều về gọng kính cận & Tips chọn kính cận cho từng kiểu khuôn mặt

+5 điều về gọng kính cận & Tips chọn kính cận cho từng kiểu khuôn mặt

 Để chọn gọng kính cận cho gương mặt trước hết bạn phải hiểu về các loại kính sau đó xét đến đường nét khuôn mặt. Việc phân tích thông tin và giá cả gọng kính cận giúp bạn có được trải nghiệm tốt nhất.

Gọng kính cận là kính dành cho những người mắc tật khúc xạ cận thị. Được nhìn nhận thuộc top dòng sản phẩm đa dạng, gọng kính cận ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn cho người sử dụng. Đi kèm là những cách chọn kính hợp với khuôn mặt hết sức thú vị và tham khảo giá. Hãy cùng mắt kính Hato (Hato Eyewear) khám phá ngay tại bài viết này nhé!

 

    1. Gọng kính cận dành cho ai?

Gọng kính cận chắc chắn là giải pháp dành cho những người bị cận thị - chỉ có khả năng nhìn thấy những vật ở gần và gặp khó khăn với những vật ở khoảng cách xa.

Một điều quan trọng với những bạn bị cận thị đó là diop (độ cận thị) dùng để xác định mức độ cận thị nặng hay nhẹ. Thông thường, chúng ta sẽ đeo gọng kính cận từ 0.5 độ bởi từ độ cận này mắt của các bạn đã nhìn những vật ở xa hơi mờ rồi. Tham khảo độ cận thị để bạn hiểu mình nên bắt đầu đeo kính từ khoảng nào nếu bị nhé:

  • 0.25 độ: Đây là độ cận nhỏ nhất, bạn có thể không cần đeo kính vì vẫn có khả năng nhìn được.
  • 0.5 độ: Tầm nhìn ở xa đã bị mờ, bạn có thể xem xét đeo kính hay không nhưng nếu phải làm việc với các thiết bị điện tử, học tập bạn nên đeo kính để giảm tải áp lực cho mắt. Và nên tháo gọng kính cận để thư giãn mắt khoảng 45 phút/lần.
  • 0.75 độ: Để không bị ảnh hưởng trong các hoạt động hằng ngày bạn nên đeo kính.
  • 1 độ: Bắt buộc bạn nên đeo kính nếu phải làm việc với cường độ hoạt động cao đặc biệt với nghề nghiệp phải nhìn xa như lái xe, công an,...
  • 1.5 độ: Hãy đeo kính để các hoạt động hằng ngày diễn ra bình thường.
  • 2 độ trở lên: Bạn bắt buộc phải đeo kính mới có thể làm việc và học tập được thuận lợi.

   2. Phân loại gọng kính cận theo chất liệu

2.1 Gọng kim loại

Gọng kính cận kim loại thường được sản xuất từ các kim loại như Titanium, Monel, hợp kim, nhôm,... với các ưu điểm:

  • Gọng kính cận chắc chắn, bền bỉ
  • Khó bị gãy, biến dạng khi gặp sự cố
  • Sơn tĩnh điện hạn chế ăn mòn
  • Độ sang trọng và tinh tế cao
  • Chất liệu kim loại không gây kích ứng da

Một điều khác về gọng kính kim loại, giá thành sản phẩm này thường nhỉnh hơn với các chất liệu như nhựa,...

2.2. Gọng nhựa

Gọng kính cận chất liệu nhựa đa dạng các sản phẩm, bao gồm các loại như TR90, Acetate, Ultem, Injection và Otyl. Trong đó nhựa Acetate và TR90 được các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới sử dụng cho gọng kính cận bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • An toàn tuyệt đối và không gây kích ứng cho da người sử dụng
  • Tuy không bằng gọng kim loại nhưng vẫn được nhận xét là có độ đàn hồi cao, độ bền tốt
  • Bên trong chưa khung kim loại càng tăng độ bền chắc chắn
  • Trọng lượng nhẹ
  • Không bị ăn mòn
  • Giá thành gọng kính nhựa thường rẻ hơn 

Tuy nhiên, nhược điểm của loại gọng kính nhựa thường dễ gãy hơn khi gặp va chạm.

2.3. Gọng chất liệu đặc biệt

Loại gọng kính chất liệu đặc biệt thường được sản xuất từ các chất liệu như gỗ, bọc vàng, bạc,sừng,... Những sản phẩm này xuất hiện chủ yếu ở các thương hiệu thời trang xa xỉ trên thế giới và được bán với giá khá cao.

Ngày nay, chất liệu gỗ cho gọng kính cận đã phổ biến hơn. Những bạn yêu thích vẻ đẹp mộc mạc và bảo vệ môi trường có thể hướng đến các sản phẩm gọng kính cận gỗ này. 

   3. Phân loại gọng kính cận theo hình dáng mắt kính

Bất kể bạn chọn mắt kính dáng nào, gọng kính cận vẫn đáp ứng được các chất liệu sản xuất. Các bạn trẻ ngày nay nhất la thế hệ Gen Z luôn muốn biến hóa với nhiều kiểu dáng mắt kính khác nhau. Dưới đây là thông tin về các thiết kế mắt kính cận được Hato tổng hợp:

3.1. Gọng kính cận mắt tròn (Gọng nobita)

Gọng kính cận mắt tròn có mắt kính hình tròn hoặc hơi tròn tùy vào thiết kế nhưng vẫn xếp vào hàng mắt kính tròn. Hay còn được gọi là gọng Nobita bởi gắn liền với nhân vật Nobita tuổi thơ ngày nào.

Nhìn tổng thể, gọng kính cận mắt tròn luôn tạo ấn tượng và nét đặc biệt cho người đeo. Dù đi cùng chất liệu gọng kính kim loại, nhựa hay gỗ thì sản phẩm vẫn tôn lên ưu điểm khuôn mặt.

3.2. Gọng kính cận mắt mèo

Gọng kính cận mắt mèo với hình dạng mắt kính đặc biệt: tạo đầu nhọn và kéo dài phần đuôi mắt kính và phía dưới uốn cong thu nhỏ vào. Loại thiết kế này thường áp dụng phần gọng mắt kính chất liệu nhựa và 2 thanh cài bằng kim loại. Bạn có thể tham khảo mục bên dưới để hiểu tại sao gọng kính này đặc biệt cho khuôn mặt nhé.

3.3. Gọng kính cận giọt lệ

Gọng kính cận hình giọt lệ được xem như thiết kế ngược của gọng mắt mèo. Nhìn vào, ta thấy gọng kính giọt lệ có hình dáng mắt kính khá to. Hai góc trên cùng mắt kính tạo độ cong hoàn hảo, còn phía dưới thu nhỏ vào. Một cạnh áp mũi chéo xuống dưới để thu nhỏ. Nhìn chung loại sản phẩm này khá bắt mắt và thu hút người đeo.

3.4. Gọng kính cận mắt vuông

Gọng kính cận mắt vuông khá quen thuộc với chúng ta và dễ dàng chọn lựa. Các đường nét trên mắt kính không hẳn quá vuông vức nhưng phần lớn được thiết kế bản to, các góc vuông uốn cong trông mảnh mai hơn. Các bạn nam đừng lo lắng nhé, trông mảnh hơn nhưng khi đeo độ điển trai vẫn giữ vững nha.

 

3.5. Gọng kính cận mắt hình chữ nhật

Mắt hình chữ nhật của gọng kính cận khá giống với mắt vuông chỉ khác ở chỗ hai cạnh 2 bên của mắt ngắn hơn 2 cạnh nằm ngang. Nhiều sản phẩm của dòng này vẫn giữ nguyên độ vuông vức của 4 góc vuông trên mắt kính. Vừa tạo độ tri thức vừa mang nét thanh lịch và tinh tế cho người đeo.

3.6. Gọng kính cận đa giác

Gọng kính cận mắt đa giác thường có thiết kế bản to để hài hòa với nhiều cạnh của mắt kính. Nhìn chung loại sản phẩm này giống như sự kết hợp giữa hai mắt kính hình tròn và hình vuông vậy. Dù là nam hay nữ, các bạn nên thử sở hữu một chiếc nếu phải đeo kính cận nhé.

 

   4. Tips chọn gọng kính cận cho từng kiểu khuôn mặt

4.1. Bạn có khuôn mặt như thế nào?

Để chọn kính cận hợp khuôn mặt, điều đầu tiên là xác định mặt bạn thuộc kiểu gương mặt gì. Hato sẽ chia sẻ về các kiểu gương mặt phù hợp với mắt kính nào nhé:

  • Với người mặt tròn: Nếu bạn muốn giảm đi đường cong của gương mặt hãy tham khảo các mẫu gọng kính cận hình vuông, hình chữ nhật, mắt mèo. Bạn có thể tránh loại gọng mắt hình tròn bởi sẽ khiến mặt bạn to hơn
  • Với người mặt vuông: Khuyến khích các bạn chọn kiểu gọng kính cận hình tròn, gọng mắt mèo. Hãy hạn chế các loại gọng bản to hay quá góc cạnh như hình vuông nhé.
  • Với người mặt tam giác: Thật tuyệt khi các bạn chọn kiểu gọng kính cận mắt mèo hoặc hình tròn để tạo sự tương phản và làm điểm nhấn cho các gọn cạnh trên gương mặt mình
  • Với người mặt trái tim: Bạn nên lấy các loại kính có khung tạo độ sâu cho gương mặt ví dụ như gọng kính cận mắt mèo, hình tròn.
  • Với người mặt trái xoan: Chúc mừng bạn bởi gương mặt trái xoan nhìn chung không kén với bất cứ loại gọng kính nào. Đây là gương mặt được xem là cân đối, dễ lựa đồ nhất. Bạn có thể chọn từ gọng hình tròn, hình vuông, hình mắt mèo,… bất cứ loại nào mà bạn thích.

4.2. Bạn thích chất liệu gọng kính cận gì?

Nếu đã quyết định được loại gọng kính mắt nào hợp với gương mặt mình vậy hãy chú ý đến phần chất liệu gọng kính nhé. Tuy chỉ là chất liệu nhưng khá quan trọng và ảnh hưởng lớn đến khuôn mặt.

Chất liệu kim loại thường thanh mảnh và phù hợp với những bạn mặt hơi to, tròn. Còn chất liệu nhựa hay gỗ, bạn nào mặt nhỏ, góc cạnh nên sử dụng nhé.

   5. Giá gọng kính cận đắt hay rẻ?

Gọng kính cận hiện nay thường có giá dao động từ 200.000 đồng đến vài triệu đồng. Giá cả phụ thuộc chủ yếu vào chất liệu gọng và mắt kính. Đặc biệt, nếu xuất phát từ thương hiệu lớn giá sẽ cao hơn.

Bạn có thể tham khảo các mẫu gọng kính cận tại Hato Eyewear với đa dạng mức giá để bạn lựa chọn hợp với túi tiền của mình. Các sản phẩm tại cửa hàng mắt kính Hato luôn đảm bảo uy tín, chất lượng và được khuyên dùng cho người bị tật cận thị.

Trên đây là bài viết của Hato Eyewear về những cách chọn gọng kính cận hợp với khuôn mặt hết sức thú vị và giá sản phẩm hiện nay. Chúc các bạn có những trải nghiệm tốt nhất với kính mắt nhé.